s

Năm nay, sẽ có 11 trận mưa sao băng "đổ bộ" xuống Trái Đất, và bạn hoàn toàn có thể ngắm nhìn chúng bằng mắt thường.

Mưa sao băng Quadrantids (ngày 3-4/1/2016)
Trận mưa sao băng đầu tiên đã qua, cũng là một trong những trận mưa sao băng lớn hằng năm.
Mưa sao băng Lyrids (Ngày 21-22/4/2016)
Mưa sao băng Lyrids là trận mưa nhỏ diễn ra từ ngày 16-25/4 nhưng thời gian đạt cực điểm là đêm 21/4 đến 22/4. Trước và sau khoảng thời gian này, người xem vẫn có thể nhìn thấy một số lượng nhỏ sao băng.
Sau 10 giờ đêm mưa sao băng Lyrids sẽ bắt đầu màn trình diễn và chúng ta xem được tốt nhất vào lúc trước bình minh vài tiếng đồng hồ.
Mưa sao băng Eta Aquarids (Ngày 5-6/5/2016)
Vào những ngày đầu tháng 5, bạn sẽ được chứng kiến mưa sao băng Eta Aquarid. Đây là trận mưa sao băng trung bình, với khoảng 20 đến 40 sao băng/giờ, nhưng nếu bạn quan sát ở bán cầu nam thì số lượng sao băng sẽ nhiều hơn.
Mưa sao băng Delta Aquarids (ngày 28-29/2016)
Mưa sao băng Delta Aquarids là trận mưa sao băng nhỏ và khá khó để quan sát, sẽ xuất hiện khoảng 20 sao/giờ vào thời gian cực đại. Thời gian cực đại là vào ngày 28, 29 Tháng 7. Tâm điểm của đợt mưa sao băng này năm trong chòm Bảo Bình (Aquarius). Quan sát tốt nhất sau nửa đêm vào phía Đông.
Mưa sao băng Perseids (Ngày 11-12/2016)
Perseids – trận mưa sao băng lớn nhất trong năm sẽ có cực điểm vào gần giữa tháng 8. Nó được coi là trận mưa sao băng lớn nhất có định kì hàng năm với mật độ khi cực điểm vào khoảng 50 đến 100 sao băng mỗi giờ (nhiều năm con số này còn lớn hơn thế rất nhiều). Cùng với mưa sao băng Geminids vào tháng 12, đây là trận mưa sao băng lớn nhất trong năm.
Mưa sao băng Draconids (ngày 7/10/2016)
Draconids, trước kia gọi là Giacobinids, là những trận mưa sao băng được lấy theo tên của chòm sao Draco the Dragon (chòm sao con Rồng) ở phía Bắc. Dưới góc nhìn trên Trái Đất, mưa sao băng dường như xuất phát tại một điểm gần đầu rồng.
Mưa sao băng Orionids (ngày 20-21/10/2016)
Đây là mưa sao băng được coi là tương đối lớn hàng năm. Nếu thời tiết cho phép, chúng ta sẽ có thể thấy nhiều sao băng dài và sáng với mật độ khoảng 20 sao băng mỗi giờ.
Mưa sao băng South Taurids (ngày 4-5/11/2016)
Đây là trận mưa sao băng nhỏ với số sao băng chỉ từ 7 đến 10 sao băng mỗi giờ vào lúc cực điểm. Mặc dù vậy, nó được coi là mưa sao băng có nhiều khả năng có các sao băng đặc biệt sáng nhất (các fireball). Do vậy mặc dù mật độ nghèo nàn nhưng nếu may mắn bạn sẽ có cơ hội chứng kiến những “quả cầu lửa” này.
Mưa sao băng North Taurids (ngày 11-12/11/2016)
Đây cũng là một trận mưa sao băng khá nhỏ, và khó quan sát tại Việt Nam.
Mưa sao băng Leonids (ngày 16-17/11/2016)
Vào lúc cực điểm Leonids sẽ chỉ có thể cho bạn nhìn thấy khoảng 20 sao băng mỗi giờ. Dù vậy, nó vấn được đánh giá là một mưa sao băng đáng chú ý bởi các sao băng của nó thường dài và sáng.
Mưa sao băng Geminids (ngày 13-14/12/2016)
Geminids là cơn mưa sao băng cuối cùng trong năm nhưng cũng là cơn mưa đáng chờ đợi bậc nhất với tần suất lên tới 120 vệt/ giờ. Điểm thú vị của Geminids, đó là sự xuất hiện của các quả cầu lửa “gặm Trái đất” (Earthgrazer). Hay nói đơn giản, chúng là các vệt sao băng phát sáng bay ngang, rất chậm và gần như trùng lặp vào đường chân trời.
Theo Yeah1

Post a Comment

YOUR_PROFILE_DESCRIPTION

Powered by Blogger.